Trong giai đoạn công nghệ 4.0 hiện nay in ấn ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. In ấn cũng được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Có rất nhiều loại vật liệu có thể sử dụng để in ấn như giấy,decal, nhựa…và vải. Và vải cũng sẽ là vật liệu mà tôi muốn hưỡng dẫn cho mọi người. In áo thun chính là một trong những cách làm khó nhất tính đến ngày nay. Cùng tôi tìm hiểu vì sao lại như thế nhé.
Mỗi loại vật liệu sẽ có một phương pháp in riêng. Đối với áo thun cũng vậy nó sẽ có một cách in ấn riêng của mình.
=>> Bài viết với thông tin liên quan: https://aothunnhatban.vn/in-ao-dong-phuc

In áo thun là gì ?
Áo thun hay vẫn còn được gọi với cái tên áo phông nó là một loại áo rất phổ biến hiện nay. Thời đầu áo thun xuất hiện rất đơn giản với một tông màu và không có bất kỳ họa tiết, hoa văn nào… ngày nay chúng ta vẫn hay gọi là áo thun trơn.
Sau này vì nhu cầu cũng như sự sáng tạo của các nhà thiết kế, họ muốn đưa thêm các hình ảnh lên chiếc áo nhằm tạo thêm điểm nhấn và sự ấn tượng.
In áo thun được hiểu đơn giản là đưa một hình ảnh, một logo hay bất cứ họa tiết, hoa văn nào đó bằng cách dán ép lên chiếc áo thun dựa vào phương pháp ép nhiệt.
Sau rất nhiều năm phát triển thì hiện nay in thủ công dần được thay thế bằng các phương pháp in hiện đại hơn như in kỹ thuật số, in decal…

Các kỹ thuật in lên áo thun hiện đại
In kéo lụa ( in lụa )
Nhắc đến kỹ thuật in lên áo đầu tiên thì chúng ta không thể không nhắc đến in kéo lụa. Đây gần như là một trong những phương pháp cổ xưa nhất và phổ biến nhất cho đến hiện nay.
Nguyên lý làm việc chính của cách in lụa là chỉ cho một phần mực in cần thiết thấm qua lưới in, sau đó in lên loại vật liệu cần in.
Bản lưới in lụa thường được làm bằng các sợi tơ tằm. Nhưng hiện này có rất nhiều loại sợi khác như sợi bông, sợi tổng hợp… nên có một số nơi họ có thể gọi bằng cái tên khác đó là “in lưới”.
Quy trình để in áo lụa
Bước 1: Tạo phim, xuất phim sau đó chụp lại khung lụa.
Bước 2: Pha mực in rồi tiến hành kéo lụa làm sao cho phù hợp với khung lụa đã chụp lại.
Bước 3: Có thể sử dụng phương pháp ép nhiệt hoặc sấy khô để hình ảnh có thể bám lên trên bề mặt của vật liệu lâu hơn
Một số ưu và nhược điểm của kỹ thuật này
Ưu điểm
- Sản phẩm có màu tươi sáng
- Năng suất in lớn
- Tiết kiệm chi phí
- Không làm cho áo bị cứng.
Nhược điểm
- Khó in nhiều màu
- Thời gian chờ mực khô lâu.
- Đòi hỏi số lượng đơn hàng lớn để giảm chi phí.

Phương pháp in kỹ thuật số cho áo thun
Đây được xem là phương pháp in hiện đại nhất và cho năng suất cao nhất hiện nay. Nó giải quyết được hầu hết các nhược điểm mà các phương pháp in khác đang gặp phải.
Với những thao tác đơn giản trên máy chúng ta đã tạo ra được những mẫu in có chất lượng cao và năng suất rất lớn.
Quy trình in kỹ thuật số
Bước 1: Xử lý mẫu in để làm cho mực in sáng hơn và đẹp hơn.
Bước 2: Sử dụng phương pháp ép nhiệt làm cho khô hóa chất.
Bước 3: Tiến hành in áo thun
Bước 4: Ép nhiệt thêm lần nữa để làm mực in khô
Một số ưu và nhược điểm của in kỹ thuật
Ưu điểm
- Vị trí in áo mềm không bị khô cứng.
- In được trên nhiều loại vải có tính chất khác nhau.
- Khó bị phai màu
- Không cần xử lý hình ảnh nhiều nhưng vẫn có thể in được với chất lượng cao
- Tốc độ và độ chính xác cao
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư lớn
- Màu không đẹp như in kéo lụa
- Chỉ có thể sử dụng loại mực chuyên dụng.

Công nghệ in decal lên áo đồng phục
In decal hay có thể gọi với cái tên in Vinyl tuy không được sử dụng rộng rãi như những phương pháp trên nhưng nó cũng là một trong những công nghệ có khá nhiều ưu điểm
Quy trình để in Decal trên áo thun
- In mẫu thiết kế lên decal
- Ép nhiệt để hình ảnh ăn vào áo thun.
- Cắt những phần không sử dụng
Ưu điểm và nhược điểm cần lưu ý khi in Decal
Ưu điểm
- Màu sắc nét và khó bị mờ hơn.
- Có thể in được trên cả áo tối màu và sáng màu.
Nhược điểm
- Dễ bị bong tróc hình in.
- Giá thành cao và thời gian sản xuất lâu.
- Vị trí in làm áo bị thô cứng

Với những thông tin tôi cũng cấp hi vọng rằng bạn có thể hiểu hơn về các kỹ thuật in hiện nay, từ đó có thể lựa chọn được xưởng in áo thun tốt nhất.